Các Cách Chống Nước Cho Đồng Hồ Mà Bạn Có Thể Chưa Biết

Hiện nay, đồng hồ không chỉ mang lại nhu cầu xem giờ, ngày tháng năm mà nó còn mang lại giá trị về thời trang quan trọng lẫn nam và nữ, nó là món trang sức không thể thiếu đối với những tín đồ thời trang. Nhưng kẻ thù lớn nhất mà đồng hồ gặp phải đó chính là Nước, làm sao để bảo vệ món trang sức yếu quý của mình tránh khỏi nó là vấn đề hầu như ai cũng hết sức quan tâm và đau đầu.

Thế nên hôm nay Ori sẽ giới thiệu cho bạn về các cách chống nước hiệu quả để bạn tham khảo và bảo vệ chiếc đồng hồ của mình nhé.

1. Trước nhất, cần phải tìm hiểu thông số chống nước của đồng hồ và thế nào là các thông số chống nước

Khi mua đồng hồ, bạn có thể để ý thấy các dòng chữ được in trên mặt số đồng hồ, sau nắp đáy như 3ATM, 5ATM, 10ATM,… hoặc chỉ có vỏn vẹn dòng chữ WATER RESIST. Vậy những con số dòng chữ này biểu đạt cho điều gì ?

Trả lời : những con số và dòng chữ này cho ta biết thông số chống nước của đồng hồ đến tay người dùng để nhằm hạn chế và sử dụng mức độ sao cho phù hợp đồng hồ khi gặp nước, VD : đi mưa, rửa tay, bơi lội,…

Các đơn vị thường thấy là Bar, ATM, M hoặc ft. Tuy nhiên các thông số chỉ có tác dụng vào độ sâu như nhà sản xuất giới thiệu ở điều kiện trạng thái tĩnh. Nó sẽ không xảy ra khi cánh tay đeo đồng hồ của bạn liên tục di chuyển. Vì thế, đồng hồ không thể nào chống nước được 100% trong mọi điều kiện.

Các đơn vị được tính : 3 Bar = 3ATM = 30M (M: mét – chỉ số độ sâu của nước) Lưu ý : Chỉ số M này biểu đạt cho khả năng chịu đựng của đồng hồ ở độ sâu bao nhiêu mét trong điều kiện đồng hồ ở trạng thái tĩnh.

  • Có những mẫu đồng hồ chỉ có chữ WATER RESIST nhưng không có thông số cụ thể được hiểu là chỉ có thể chịu đựng khi nước bắn tung tóe vào đồng hồ, không chịu được áp lực cao như Đi mưa thời gian dài, bơi lội, hay đi tắm,…

Dưới đây là bản phân loại độ chống thấm nước của đồng hồ theo từng chỉ số :

Các thông số về đồng hồ chống nước bạn cần biết

Chống nước mức từ WR10M đến WR30M : Bạn nên hạn chế cho đồng hồ tiếp xúc với nước mưa hoặc rửa tay trong thời gian dài, ở mức này thì đồng hồ chịu áp lực nước rất kém.

Chống nước mức từ WR50M : đeo xung quanh bồn rửa, trong khi bơi, thể thao, ở vùng nước nông, nhưng không phải trong khi lặn hoặc lặn bằng bình khí.

Chống nước mức từ WR100M : đeo xung quanh bồn rửa, trong khi bơi, lặn bên hồ bơi, lặn với ống thở, nhưng không phải trong khi trượt nước bằng máy bay phản lực hoặc lặn biển.

Chống nước mức từ WR200M : đeo xung quanh bồn rửa, trong khi bơi, lặn bên hồ bơi, lặn với ống thở, trượt tuyết bằng máy bay phản lực, nhưng không phải trong khi lặn biển.

Bên cạnh đó, khả năng chống nước của mỗi loại đồng hồ cũng không giống nhau mà phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, chất liệu và khả năng chịu lực của vỏ đồng hồ.

Theo thời gian sử dụng thì khả năng thấm nước của đồng hồ sẽ bị giảm theo thời gian bởi miếng đệm bị ăn mòn dần, lão hóa dẫn tới bị nước xâm nhập vào các kẽ hở.Ngoài ra, nếu bị rơi xuống nước quá nhanh, đồng hồ có thể bị vào nước đột ngột. Hoặc, khi bị chuyển sang một môi trường đối lập về nhiệt độ quá nhanh sẽ làm biến đổi cấu trúc các miếng đệm do giãn nở kim loại, tạo ra các lỗ hở khiến nước xâm nhập vào đồng hồ.

2. Các cách phòng chống vô nước cho đồng hồ

  • Không mang đồng hồ khi đi tắm dưới vòi sen nước nóng, đi xông hơi. ngoài ra, không đeo đồng hồ trong trường hợp thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột như nhảy vào một vũng nước lạnh sau khi vừa bước ra từ bồn nước nóng.
  • Làm chống nước cho đồng hồ, bảo dưỡng và kiểm tra độ chống nước của đồng hồ định kỳ (1 năm/lần).
  • Sau khi bơi lội hoặc lặn trong nước muối thì nên rửa sạch đồng hồ bằng nước ngọt. Nếu đồng hồ có vòng bezel xoay thì nên xoay bezel nhiều lần rồi mới rửa lại. Việc này giúp ngăn chặn tích tụ muối trong khe vòng bezel, ngăn chặn tình trạng ăn mòn kim loại.
  • Không để đồng hồ gần các loại hóa chất có thể ăn mòn hoặc làm biến dạng miếng đệm chống nước như nước hoa, nước clo, các sản phẩm tạo kiểu cho tóc,…
  • Không sử dụng núm vặn khi đồng hồ đang còn ướt hoặc đang ngập trong nước.
  • Nếu muốn đeo đồng hồ trong những môi trường nhiều độ ẩm thì nên dùng đồng hồ dây cao su hoặc dây kim loại thay vì dây da (vì dây da dễ hư hại do tiếp xúc thường xuyên với nước).
  • Mang ngay đồng hồ đi sửa nếu có dấu hiệu vào nước hoặc ngay lập tức sơ cứu bằng cách đặt đồng hồ vào lọ có chứa gói hút ẩm.
  • Khi cần sửa chữa đồng hồ, nên mang tới những cơ sở uy tín để tránh làm mất chức năng chống nước của phụ kiện này. Nguyên nhân vì các thao tác mở máy có thể làm rơi hoặc hỏng giăng chống nước. Đây là lý do vì sao người dùng không nên tự ý thay thế linh kiện cho đồng hồ.

Nếu đồng hồ của bạn đang gặp tình trạng vô nước, hãy liên hệ Đồng hồ Ori Cà Mau để được tư vấn và sửa chữa một cách chuyên nghiệp nhất

Địa chỉ : 60 Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP. Cà Mau

Hotline : 0919.937.110

Để lại thông tin đồng hồ của bạn tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ bạn sớm nhất có thể : Cick here

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *