Mã sản phẩm | T0994071644700 |
Xuất xứ | Thụy Sỹ |
Vật liệu vỏ | Thép không gỉ 316L |
Kích thước vỏ | 42 mm |
Lugs | 21 mm |
Độ dày | 10.9 mm |
Trọng lượng | 79 g |
Chất liệu kính | Kính sapphire chống chói |
Bộ sưu tập | T-Classic |
Giới tính | Nam |
Loại máy | Automatic |
Máy | POWERMATIC 80.111 |
Độ chịu nước | 5 bar (50 m / 165 ft) |
Chất liệu dây | Dây da |
Màu mặt số | Đồng |
Bảo hành quốc tế | 2 năm |
Tissot T099.407.16.447.00 có mặt số màu đen chủ đạo mang lại sự huyền bí và sang trọng.
Trong cuộc sống màu đen luôn có một sức hấp dẫn, lôi cuốn và vô cùng bí ẩn. Khi ngắm nhìn màu đen con người ta vừa có cảm giác run sợ, vừa có cảm giác bị lôi cuốn kích thích trí tò mò. Trong quan niệm hiện đại, màu đen mới là biểu tượng của giàu sang và quyền lực.
Thương hiệu Tissot Lịch sử thương hiệu Tissot kéo dài hơn 160 năm từ 1853 đến hiện tại với những sự kiện hào hùng xen kẽ những sóng gió mà Tissot đã vượt qua để hoàn thiện hình ảnh một thương hiệu hùng mạnh xuất hiện trải dài trên khắp các lãnh thổ của nhiều quốc gia như ngày hôm nay của Tissot.
Chất liệu mặt kính làm bằng kính sapphire có độ chống xước rất cao, độ trong của kính luôn giúp bạn nhìn rõ mặt số đồng hồ. Kính sapphire được tạo thành từ quá trình kết tinh nhôm oxít ở nhiệt độ cực cao nên có độ cứng cao và trong suốt, độ cứng chỉ đứng sau mỗi kim cương nên dễ vỡ hơn so với mặt kính khoáng. Dây đeo được làm bằng da mang lại phong cách thanh lịch cho người sử dụng.
Loại máy Tissot T099.407.16.447.00 được trang bị cổ máy cơ khí được vận hành bởi các bánh răng chuyển động theo nguyên lý cơ học kết hợp với các bộ phận cơ khí và được cung cấp năng lượng bởi cuộn lò xo chính (mainspring). Một chiếc đồng hồ cơ được điều khiển bởi mainspring và phải được lên cót bằng tay theo định kỳ, các cổ máy cơ khí hiện đại được phát triển thêm tính năng lên cót tự động (automatic) dựa vào chuyển động hàng ngày của cổ tay giúp chúng ta không cần phải lên cót bằng tay định kỳ.
Lực của mainspring được truyền qua một loạt các bánh răng để cung cấp năng lượng cho bánh xe cân bằng (balance wheel), một bánh xe có trọng lượng dao động qua lại với tốc độ không đổi. Một thiết bị được gọi là bộ thoát (escapement) sẽ giải phóng các bánh xe của đồng hồ để di chuyển về phía trước một lượng nhỏ với mỗi lần xoay của bánh xe cân bằng, di chuyển kim của đồng hồ về phía trước với tốc độ không đổi. Điều này làm cho âm thanh tích tắc đặc trưng của tất cả các đồng hồ cơ. Đồng hồ cơ phát triển ở châu Âu vào thế kỷ 17 từ đồng hồ chạy bằng lò xo, xuất hiện vào thế kỷ 15.
LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ TISSOT
Năm 1853, ngành công nghiệp chế tác đồng hô Thuỵ Sỹ đón chào sự xuất hiện của 1 thương hiệu đã có đóng góp khá lớn nền công nghiệp sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ, đó chính là Tissot. Bạn biết đấy, hiện nay Tissot là một thương hiệu đồng hồ rất nổi tiếng mà bất kỳ tín đồ yêu đồng hồ trên thế giới đều biết đến với những dấu mốc đầy tự hào. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng đồng hồ Duy Anh tìm hiều về “Lịch sử thương hiệu đồng hồ Tissot” nhé.
1. Từ năm 1853-1907: Những bước khởi đầu
Nhà máy Tissot tại thị trấn Locle
Vào năm 1853, Charles – Félicien Tissot (1 thợ kim hoàn) cùng với con trai mình là Charles – Émile Tissot( 1 thợ đồng hồ) đã cùng nhau lập thương hiệu “Charles – Félicien Tissot & Son” tại thị trấn Le Locle, Thụy Sỹ. Dù mới chập chừng những bước khởi đầu nhưng Tissot được đông đảo mọi người biết đến nhờ vào các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế cũng như các cuộc thi về độ chính xác với đa dạng sản phẩm như: đồng hồ quả quýt, đồng hồ mặt dây chuyền…phần lớn được làm bằng vàng với những hoạ tiết trang trí tinh xảo. Tại Hội Chợ Thế Giới năm 1900, diễn viên nổi tiếng Sarah Bernhardt cũng đã sắm cho mình chiếc đồng hồ dây duyền làm bằng vàng 18K của Tissot.
Người sáng lập thương hiệu đồng hồ tissot
Trong thời gian đầu thành lập thương hiệu, Tissot xuất khẩu đồng hồ chủ yếu vào thị trường Mỹ và Nga. Năm 1885, người con trai nhà Tissot đến Moscow để quản lý chi nhánh của hãng do cha mình thành lập trước đó và lập gia đình với 1 phụ nữ Nga. Cho đến khi Cách Mạng Tháng 10 Nga bùng nổ năm 1917, đế quốc Nga là thị trường lớn nhất của Tissot.
2. Từ năm 1907-1930: Những chiếc đồng hồ đeo tay xuất hiện
Năm 1907, Tissot xây dụng nhà máy tại Chemin des Toureslles, Le Locle, đồng thời cũng đặt trụ sở chính tại đây. Nhờ có động cơ điện, quá trình sản xuất cơ khí được thông suốt, tạo tiền đề cho việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm đồng hồ tinh xảo. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, Tissot đã bán được chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên dành cho nữ được tạo nên từ chất liệu: vàng, platimum và kim cương. Tiếp đó, là những dấu ấn từ chiếc đồng hồ đeo tay dành cho nam có thiết kế theo phong cách nghệ thuật Deco và Trường Phái Tân Nghệ Thuật thời bấy giờ.
3. Từ năm 1930-1953: Khởi động dự án Marketing sáng tạo nhất
Năm 1930, Tissot và Omega sáp nhập với nhau để củng cố vị thế của mình đồng thời cung cấp đến khách hàng 1 danh mục sản phẩm phong phú, đa dạng hơn. Kết quả là 1 tổ chức mới ra đời mang tên SSIH – Hiệp Hội Sản Xuất Đồng Hồ Thụy Sỹ đầu tiên.
Năm 1933, Paul Tissot khởi động “dự án Tissot” – 1 trong những dự án Marketing sáng tạo nhất. Dự án này phân loại và cung cấp những mẫu sản phẩm khác nhau cho từng thị trường, mang tính hệ thống. Sau đó, hãng đưa ra chiến lược quảng cáo hướng tới từng đối tượng trên những thị trường khác nhau. Ví dụ: Đối với đối tượng khách hàng là nữ giới, hãng nhận thấy rằng tủ quần áo của họ luôn đa đạng với nhiều sự lựa chọn trong mọi hoàn cảnh: mẫu đồng hồ với dây da phù hợp khi vận động còn dây kim loại thanh lịch lại mang đến vẻ chuyên nghiệp, trong khi đó dây vàng rất tuyệt với khi đi với áo choàng dạ tiệc. Vì thế bộ sưu tập đồng hồ dành cho nữ cũng phải cực kỳ phong phú. Cuối cùng, để tiếp cận đối tượng nữ giới hãng đã nêu cao khẩu hiệu : “1 người phụ nữ trẻ và 3 chiếc đồng hồ”.
Đối với khách hàng nam, Tissot tạo ra những mẫu đồng hồ bấm giờ và tự động, điển hình đó là chiếc đồng hồ Tissot Navigator – một biểu tượng của hãng. Ngoài những chiến lược quảng cáo cho từng đối tượng, Tissot còn cung cấp cho khách hàng của họ chế độ bảo hành 1 năm, ngay cả trong trường hợp gặp tai nạn.
Tissot Heritage Navigator
4. Từ năm 1953-1968: 100 năm danh tiếng trong ngành
Năm 1953, Tissot kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100. Sự có mặt của Edouard – Louis Tissot trong vài trò Giám đốc điều hành đã đánh dấu 1 bước ngoặt trong công nghiệp chế tác đồng hồ Tissot. Nhờ có sự ra đời của nguyên lý “single caliber” năm 1958, danh mục các loại máy được đơn giản hóa và khâu sản xuất cũng được tối ưu hơn. Từ một bộ máy cơ bản đầu tiên, hãng đã làm cho việc sản xuất đồng hồ thủ công hoặc tự động được trang bị tính năng lịch thứ và lịch ngày được bán rộng rãi trên toàn cầu.
Từ năm 1960, nhờ gặt hái được nhiều thành công khiến cho Tissot được rất nhiều giới quan chức, người nổi tiếng ghé thăm trong đó có Hoàng Tử và Công chúa của Monaco.
5. Từ năm 1968-1983: Tissot tung ra những bộ sưu tập dành cho giới trẻ
Trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, đối tượng giới trẻ chiếm thành phần đa số với phong cách rất trẻ trung, năng động. Nhận thấy điều này, Tissot tạo ra bộ sưu tập cho thanh thiếu niên với những mẫu đồng hồ vừa đẹp, vừa truyền thống. Đồng thời, Tissot cũng khám phá ra khả năng sử dụng những vật liệu mới vốn ít được dùng trước đó trong kỹ nghệ đồng hồ có thể kể đến: vật liệu tổng hợp như sợi thủy tinh giúp đồng hồ có màu sắc sặc sỡ và tươi mới.
Trong khoảng thời gian này hãng đã gây ấn tượng với những phiên bản Astrolon vô cùng mới. Những sản phẩm đồng hồ Quartz ngày càng phổ biến. Từ năm 1976, Tissot hợp tác với giải đua công thức 1 cụ thể với các đội đua như: Ensign, Renault, Lotus, Jacky Ickx, Clay Regazzoni, Mario Andretti.
6. Từ năm 1983-2017: Thời đại của Swatch Group
Năm 1983, để đối mặt với cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp đồng hồ, Nicolas G. Hayek đã gợi ý sáp nhập các nhóm nhà sản xuất đồng hồ lớn thời đó. Kết quả là, Tissot gia nhập SMH- tiền thân của Swatch Group năm 1998. Tìm cách tự đổi mới, Tissot tạo ra những sản phẩm độc đáo như: Rock Watch- chiếc đồng hồ đầu tiên làm tự đá tự nhiên, WoodWatch – Đồng hồ bằng gỗ và PearlWatch – đồng hồ làm bằng ngọc trai thu hút một lượng lớn khác hàng.
Cuối những năm 1990, Tissot đã giới thiệu những mẫu đồng hồ cực kỳ nữ tính cũng đặt trọng tâm vào các mẫu thể thao với những tính năng ngày càng tiên tiến nằm trong bộ sưu tập T-Collection.
Từ năm 1996, với sự dẫn dắt của François Thiébaud, Tissot cũng hợp tác chặt chẽ hơn với các giải thế thao lớn trên thế giới với vai trò Nhà cung cấp thiết bị tính giờ chính thức
Vào năm 1999, nhận thấy tiềm năng phi thường của công nghệ màn hình cảm ứng trong thế giới kỹ thuật số, Tissot cho ra mắt T-Touch- chiếc đồng hồ cảm ứng đầu tiên.
Năm 2014, Tissot tiếp tục giới thiệu mẫu đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới mang tên T-Touch Expert Solar – đây là mẫu đồng hồ biểu tượng theo đúng kim chỉ nam của hãng “Nhà cách tân truyền thống.
Nhờ có khả năng sáng tạo không giới hạn và luôn đi trước 1 bước, tiếp cận đến mọi đối tượng khách hàng, hàng năm Tissot bán được hơn 4 triệu chiếc đồng hồ trên toàn cầu.
Tissot T-Touch Expert Solar
7. Những bộ sưu tập bán chạy nhất trong lịch sử thương hiệu đồng hồ Tissot
Tissot là 1 trong số những thương hiệu nắm giữ số lượng bộ sưu tập khá đồ sộ, trong đó top 4 bộ sưu tập bán chạy nhất thuộc về:
Tissot Le Locle: Được liệt kê là dòng sản phẩm bán chạy nhất của Tissot với kiểu dáng sang trọng, thanh lịch trên những đường vân guilloche mang âm hưởng Clous de Paris dành cho cả 2 phái. Trong kích thước lần lượt là 39,3mm và 25,3mm, bộ sưu tập mang đến sự vừa vặn cổ tay cho bất kỳ 1 tín đồ nào. Với mức giá 15 triệu trở lên, bạn sẽ có thể trải nghiệm những tính năng vô cùng độc đáo của từng chiếc đồng hồ như: bấm giờ thể thao, kim giây độc lập, thang đo năng lượng…cũng như có thể sở hữu những phiên bản Le Locle Powermatic 80 lừng danh của hãng.
Tissot Classic Dream: Đúng như tên gọi, bộ sưu tập truyền tải vẻ đẹp của sự cổ điển dành cho cả nam giới lẫn nữ giới. Trong đó, đặc biệt phải kể đến 8 phiên bản Tissot Classic Dream Jungfraubahn mang giá trị kỷ niệm lịch sử hợp tác của hãng với công ty đường sắt nổi tiếng Thuỵ Sỹ. Dù không được chế tạo bởi những chất liệu đắt giá, nhưng ở tầm giá dễ tiếp cận từ 5- 9 triệu đồng, thiết kế bắt mắt và bộ máy quartz chất lượng khiến cho bộ sưu tập được đón nhận nồng nhiệt.
Tissot Chemin Des Tourelles Powermatic 80: Ấn tượng trong bộ máy có khả năng trữ cót 80 giờ đã giúp cho những cỗ máy- dù mới xuất hiện trong triển lãm BaselWorld 2015 nhanh chóng lấy lòng biết bao nhiêu tín đồ yêu đồng hồ trên thế giới. Với tất cả 19 phiên bản khác nhau, bộ sưu tập là sự đại diện cho truyền thống chế tác đồng hồ Tissot truyền tải sự lịch lãm, mạnh mẽ của nam giới và sự thanh lịch, sang trọng của nữ giới.
Tissot Tradition: Bộ sưu tập được thiết kế nhờ sự kết hợp sự cổ điển truyền thống chế tác cùng sự hiện đại, tươi mới. Ở đó, ta thấy được sự biến đổi của 2 hình ảnh khác nhau đó là Tissot Tradition Automatic Small Second và Tissot Tradititon Powermatic 80 Open Heart – một sự thay đổi nhỏ nhưng đủ để khác biệt. Ngoài ra, dấu ấn của bộ sưu tập này còn nằm ở những cỗ máy có chức năng GMT, lịch vạn niên…mà bất kỳ ai cũng khao khát sở hữu.
Bên cạnh những bộ sưu tập kể trên, Tissot còn rất nhiều các bộ sưu tập nổi tiếng khác như: PRC 200, PRS 200, T – Wase, Tissot Bella Ora….. Mặc dù không có những phát minh vĩ đại, nhưng lịch sử thương hiệu đồng hồ Tissot luôn thay đổi linh hoạt, biến những thứ mà các đối thủ đã làm thành cái của riêng mình đầy mới mẻ, sáng tạo; tin rằng, trong tương lai, thương hiệu Tissot sẽ phát triển mạnh hơn nữa
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.